Các loại máy mài phổ biến nhất hiện nay? Cấu tạo và công dụng của máy mài cầm tay?

Đăng bởi Vũ Mạnh Cường vào lúc 05/03/2024

Máy mài đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, xây dựng và nhiều ngành công nghiệp khác. Vậy, các bác đã hiểu rõ về máy mài chưa? Hãy cùng Điện máy YAMASU khám phá cấu tạo của máy mài cầm tay, phân loại và công dụng quan trọng của nó trong công việc ở bài viết dưới đây!

Máy mài cầm tay là gì? 

Máy mài cầm tay là một công cụ không thể thiếu trong quy trình gia công và chế tác bề mặt của các vật liệu như gỗ, đá, và kim loại. Chúng chuyên dùng để mài các chi tiết, làm nhẵn các mối hàn, và tạo ra các cạnh sắc ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, máy mài cầm tay còn có khả năng thay đổi chức năng khi được kết hợp với các phụ kiện như lưỡi cắt hay bánh đánh bóng. Điều này giúp máy mài trở thành một công cụ đa năng, có thể thực hiện nhiều công việc khác nhau, từ cắt đến đánh bóng. Sự linh hoạt này làm cho máy mài trở thành một phần không thể thiếu trong các nhà máy gia công cơ khí, chế biến lâm sản, sản xuất linh kiện ô tô và xe máy, và nhiều ngành công nghiệp khác.

Máy mài cầm tay là gì?

Máy mài cầm tay là gì?

Cấu tạo máy mài cầm tay:

Cấu tạo của máy mài cầm tay bao gồm các bộ phận sau đây:

Nút nguồn: Được sử dụng để khởi động và tắt máy. Hiện nay, có hai loại nút nguồn phổ biến: công tắc trượt và công tắc bấm.

Động cơ: Sử dụng động cơ chổi than giúp động cơ máy hoạt động một cách hiệu quả. Sau một thời gian sử dụng, hoặc nếu máy không được sử dụng trong thời gian dài, cần kiểm tra chổi than. 

Vỏ ngoài: Vỏ máy mài cầm tay thường được thiết kế làm bằng nhựa tổng hợp giúp cho máy trở nên bền bỉ hơn.

Vành bảo vệ: Bảo vệ người sử dụng khỏi các mảnh vật vỡ và bụi bắn ra ngoài trong quá trình mài. Vành bảo vệ có thể xoay chuyển, giúp thao tác với máy mài trở nên dễ dàng và an toàn hơn. 

Các bộ phận khác: Bao gồm cờ lê hàm, được sử dụng để cố định hướng mài, và nút khóa trục, được dùng để khóa chặt các phụ kiện như đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn vào máy.

Cấu tạo máy mài cầm tay.

Các loại máy mài phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện có nhiều loại máy mài phổ biến, tuy nhiên, ba loại máy mài phổ biến nhất bao gồm:

Máy mài góc:

Máy mài góc có thiết kế nhỏ gọn và dạng cầm tay, dễ dàng sử dụng ở những không gian hẹp. Thường đi kèm với tay nắm phụ giúp người dùng thực hiện các công việc mài chính xác hơn. Vận hành ổn định, độ ồn và độ rung thấp. Phù hợp để mài mòn trên nhiều loại vật liệu như kim loại, đá, gỗ, và có khả năng đánh bóng và cắt vật liệu.

Máy mài khuôn:

Còn được gọi là máy mài thẳng, có kích thước nhỏ hơn máy mài góc. Thường được sử dụng để mài các chi tiết nhỏ, trong lỗ khuôn hoặc các vị trí khó tiếp cận. Dùng ống kẹp tối đa 6 - 8 mm và có thể thay đổi nhiều kiểu đầu khuôn khác nhau để phù hợp với từng chi tiết cần gia công.

Máy mài hai đá:

Là loại máy mài để bàn, được thiết kế với hai đá mài (đá mài mịn và đá mài thô) hoạt động bằng motor điện. Chủ yếu được sử dụng để mài các dụng cụ và vật liệu làm từ kim loại cứng như sắt, thép, và nhôm.

Các loại máy mài cầm tay phổ biến hiện nay.

Công dụng máy mài cầm tay:

Công dụng của máy mài cầm tay rất đa dạng và bao gồm những nhiệm vụ quan trọng sau:

Đánh bóng bề mặt kim loại:

Máy mài góc khi kết hợp với bàn chải sắt giúp làm sạch và mài nhẵn các lớp gỉ sét hoặc sơn bong tróc trên các bề mặt kim loại. Việc chà bóng ở những kẽ nứt và góc nhọn cũng được thực hiện hiệu quả.

Cắt cốt thép, gạch đá, bê tông:

Máy mài không chỉ có khả năng mài và đánh bóng mà còn có thể cắt vật liệu như một máy cắt cầm tay. Bằng cách kết hợp với phụ kiện đá cắt, nó có thể cắt các vật liệu như cốt thép, gạch đá, và bê tông.

Mài sắc lại những dụng cụ kim loại:

Khi được trang bị đá mài, máy mài có khả năng mài sắc lại lưỡi và cạnh của các dụng cụ kim loại như cuốc, xẻng, và cào.

Công dụng máy mài cầm tay

Hướng dẫn cách bảo quản máy mài đúng cách

Để bảo quản máy mài một cách đúng cách và đảm bảo hiệu suất hoạt động, dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện:

Đặt máy ở nơi khô ráo và thoáng mát: Tránh đặt máy dưới trời mưa hoặc ở những nơi ẩm ướt. Đảm bảo máy được bảo quản ở nơi có độ thoáng và sạch sẽ để tránh bụi và độ ẩm gây hại cho máy.

Tránh xa các vật liệu dễ gây cháy nổ: Đặt máy ở nơi cách xa các vật liệu dễ gây cháy nổ như xăng, dầu và các chất dễ cháy khác để tránh nguy cơ cháy nổ.

Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Thường xuyên kiểm tra hộp số và bôi trơn nếu cảm thấy máy hoạt động không trơn tru. Thay dầu cho hộp số định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo máy hoạt động mượt mà và bền bỉ.

Kiểm tra dây nối và chổi than: Kiểm tra dây nối và chổi than định kỳ để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc gãy. Xem xét bề mặt làm việc của chổi than và thay mới nếu chúng đã mòn, để đảm bảo hiệu suất làm việc của máy.

Thông số máy mài cầm tay

Thông số máy mài cầm tay

Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng máy cắt cầm tay an toàn, hiệu quả tại nhà.

Trên đây là bài viết tìm hiểu các thông tin về máy mài cầm tay hi vọng sẽ cung cấp cho các bác những thông tin hữu ích giúp phục vụ cho các công việc của mình. Mọi ý kiến đóng góp, phản hồi liên hệ Hotline 0988911933 để được tư vấn trực tiếp.

Tags : dungcucamtay
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
YAMASU POWER TOOLS - DỤNG CỤ ĐIỆN MÁY CẦM TAY CHUYÊN NGHIỆP
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
DANH MỤC
DANH MỤC SẢN PHẨM